- Cá thòi lòi được tổ chức Sinh vật Thế giới đề cập đến như là một trong 6 con vật “kỳ lạ nhất hành tinh” và là một hình mẫu đặc biệt về tiến hóa. Kỳ vật này có nhiều ở vùng ngập mặn Cà Mau.
- Cá Thòi Lòi là loài lưỡng cư, tức là vừa sống được dưới nước, vừa nhởn nhơ trên cạn mà không sợ chết khát. Nó có thể nín thở, lặn sâu dưới nước 5 -10 phút, nhưng cũng có thể phi như…ngựa trên đám bùn.
- Cá thòi lòi có hình dáng rất lạ, sống ở hầu hết các sông, rạch thuộc các huyện: Đầm Dơi, Phú Tân, Năm Căn, Ngọc Hiển thuộc Tỉnh Cà Mau. Gọi là cá thòi lòi vì chúng có đôi mắt lồi to và sáng long lanh như hai hòn bi, nhô hẳn lên đỉnh đầu và thường đào hang trong lùm cây, nơi khó tìm, hang sâu hàng mét. Cá thòi lòi rất tinh ranh và nhanh nhẹn trong việc trốn thoát khỏi sự tấn công của kẻ thù. Nhưng điều lạ lùng khiến cá thòi lòi chẳng giống bất cứ loài cá nào là ở chỗ chúng có thể sống, chạy, nhảy và kiếm mồi ngay trên cạn một cách rất điêu luyện và còn có khả năng leo cây rất tài tình.
- Thòi lòi sống ở khắp nơi, từ mé sông cho đến nhánh rạch nho nhỏ đan xen rừng bần, rừng đước. Trong vuông tôm quảng canh có những cái hang cá phức tạp, có khi chỉ một con thòi lòi nhưng nó làm tới 3 cái hang trú ngụ. Biết hang nào là chính, hang nào chỉ để “nghi binh” thì chỉ có người săn cá lâu năm mới phán đoán được. Đôi khi thấy dấu trên miệng hang mới chát nhưng trong hang chẳng có anh cá nào và ngược lại. Ngoài hang chính còn có một nơi tránh nạn được gọi là nùi rọ. Nùi rọ là một nhánh đâm giữa lưng chừng hang chính tạo thành hình chữ Y. Đây được xem là nét đặc trưng “nghệ thuật” làm hang của cá thòi lòi. Nhờ nùi rọ cá vẫn sống dù miệng hang có bịt kín. Một lượng lớn oxy được lưu giữ tại nùi rọ giúp cá sống tới hai, ba ngày. Khi gặp trường hợp nguy hiểm cá sẽ chui vào nùi rọ ẩn náu dù cho hang chính có bị phá tan tành. Những người bẫy cá thòi lòi chuyên nghiệp thường dùng chân thọc vào hang phá nùi rọ trước khi đặt bẫy. Nếu nùi rọ vẫn còn thì không bao giờ cá chịu chui vào chà di cả.
- Là sản vật của vùng nước ngập mặn Cà Mau, thịt cá thòi lòi rất chắc và thơm ngon. Thịt cá thòi lòi dẽ, ngọt nên ăn không bao giờ biết ngán. Các món được làm từ cá thòi lòi rất phong phú: Nướng muối ớt, kho tiêu, nấu canh chua… Cá thòi lòi rất tốt cho các sản phụ. Cái món này bổ như giò heo hầm đu đủ nhưng không có mỡ màng. Đặc biệt, cá thòi lòi làm khô là đặc sản khoái khẩu thuộc dạng hiếm có ở Cà Mau hiện nay.
- Cá thòi lòi có hình dáng rất lạ, sống ở hầu hết các sông, rạch thuộc các huyện: Đầm Dơi, Phú Tân, Năm Căn, Ngọc Hiển thuộc Tỉnh Cà Mau. Gọi là cá thòi lòi vì chúng có đôi mắt lồi to và sáng long lanh như hai hòn bi, nhô hẳn lên đỉnh đầu và thường đào hang trong lùm cây, nơi khó tìm, hang sâu hàng mét. Cá thòi lòi rất tinh ranh và nhanh nhẹn trong việc trốn thoát khỏi sự tấn công của kẻ thù. Nhưng điều lạ lùng khiến cá thòi lòi chẳng giống bất cứ loài cá nào là ở chỗ chúng có thể sống, chạy, nhảy và kiếm mồi ngay trên cạn một cách rất điêu luyện và còn có khả năng leo cây rất tài tình.
- Chà di là dụng cụ bắt cá được đan bằng lá dừa nước. Một cái chà di cần khoảng 10 chiếc lá dừa nước kết lại và túm kín một đầu. Khi phát hiện ra nơi ở chính của cá thòi lòi, người đặt bẫy dùng chân phá nùi rọ. Lúc phá nùi rọ, nhờ nước từ hang trào lên trên sẽ phát hiện ngách được ngụy trang khéo léo bằng lớp bùn mỏng. Xong hai công đoạn đó, người đặt bẫy đưa chà di vào sâu trong miệng hang chừng 20cm, dùng bùn trám kín và chờ chừng 30 phút. Do khoang chứa oxy bị mất và cửa chính, cửa hậu bị bịt kín nên cá sẽ bò lên miệng hang rồi chui tọt vào chà di. Công phu là vậy - nhưng không phải lúc nào cũng bẫy được cá. Bởi đầu chà di nếu cột không kín, không khí vẫn lọt vào được thì cá chỉ bò lên tới miệng hang rồi nằm ở đó thở. Chờ người bẫy hết kiên trì lấy bẫy đi thì cá tung tăng... đào hang mới.
- Là người con vùng sông nước, chắc hẳn cũng biết đến bốn loại cá, tạm gọi là tứ đại mỹ nhân “ Bớp, Rốn, Lòi, Chim”. Thoạt đầu nghe có vẻ khó hiểu nhưng để ý một tý thôi, ai cũng hiểu được “Lòi” ở đây chính là cá thòi lòi.